Tỷ lệ đậu thị thực du học Úc giảm kỷ lục
Sáng 13.3, báo Người Lao Động tổ chức Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2025 với chủ đề "Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%". TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhận định thể chế là nhân tố quyết định thành bại của một quốc gia. Từ năm 2011, thể chế đã trở thành rào cản, là điểm nghẽn của phát triển kinh tế. Đảng đã xác định ba khâu đột phá chiến lược, trong đó thể chế là một trong ba khâu quan trọng nhất. Tuy nhiên, nhiều năm qua, chúng ta chưa tạo ra được đột phá thực sự, khiến thể chế trở thành "điểm nghẽn của điểm nghẽn". Mặc dù lựa chọn chiến lược là đúng đắn nhưng cách thức thực hiện lại chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng bế tắc. Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã chỉ ra vấn đề này. Nguyên nhân là do hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên tư duy "hiểu đến đâu thì cho làm đến đó", quản không được thì cấm. Tư duy này đã tạo ra nhiều quy định, nhiều công cụ quản lý và hàng loạt thủ tục hành chính phức tạp, gây cản trở cho sự phát triển cũng như đặt người dân và doanh nghiệp đứng trước rủi ro pháp lý rất lớn. Chi phí tuân thủ được tính toán cũng không thấm gì so với chi phí cơ hội bị mất, một dự án kéo dài 3-7 năm là chi phí cơ hội rất lớn. "Chưa bao giờ tôi cảm thấy chúng ta có thời điểm thuận lợi như vậy. Chúng ta có những thảo luận cởi mở, không có hạn chế gì về cải cách thể chế. Phải được nghĩ khác, làm khác thì mới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao như thế. Đảng và Trung ương đã chọn bộ máy là khâu đột phá về thể chế. Điều này cho thấy việc tinh gọn bộ máy, tinh gọn con người là cho thấy con người là khâu quyết định về thể chế, quyết định chất lượng hiệu lực của thực thi. Đây là một sự thay đổi rất lớn, phản ánh tư duy mới trong quản trị quốc gia", TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ.Vị chuyên gia này lý giải thêm, việc sắp xếp lại bộ máy hành chính, xóa bỏ những hạn chế do giới hạn địa lý sẽ mở ra không gian phát triển đa chiều, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tinh gọn về bộ máy, sẽ có một cuộc cách mạng tinh gọn về hệ thống pháp luật. Theo quan điểm của Tổng Bí thư Tô Lâm là cùng một nội dung, cùng một vấn đề thì chỉ nên quy định 1 luật duy nhất. Điều này làm giảm đi rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh mà tự do an toàn là vấn đề số 1 để phát triển kinh doanh. Quốc hội không nên đặt KPI là số lượng luật được ban hành mà nên đo lường bằng số lượng bao nhiêu luật được loại bỏ. TS Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh: Tinh gọn bộ máy chính là "đột phá của đột phá". Để lựa chọn bộ máy tốt nhất, con người phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu. Chỉ khi đó, hiệu năng, hiệu quả và hiệu lực mới được nâng cao, từ đó thúc đẩy cải cách thể chế mạnh mẽ hơn. Đây sẽ là động lực để đạt được tăng trưởng kinh tế 8% trong năm nay và hướng tới mục tiêu tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế - TS Trần Du Lịch cũng cho biết, ông cảm nhận rằng chưa bao giờ Việt Nam có được một bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ như hiện nay, kể từ khi Trung ương phát đi thông điệp bước vào kỷ nguyên mới. Đây là thuận lợi rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Dân tộc Việt Nam có truyền thống kiên cường, khi đứng trước áp lực thì mới nỗ lực vượt qua được. Năm 1986, áp lực của chúng ta là tình trạng nghèo đói và không có cách nào khác ngoài việc phải đổi mới để vượt qua. Hiện nay, áp lực đến từ thông điệp rất rõ ràng của Tổng Bí thư: Nếu chúng ta không đạt được mức tăng trưởng hai con số thì đến năm 2045, Việt Nam sẽ khó có cơ hội trở thành một quốc gia phát triển có trình độ cao. Khi đó, chúng ta không còn lợi thế dân số vàng, rơi vào tình trạng “chưa giàu đã già”."Tôi xin nhấn mạnh rằng mục tiêu tăng trưởng hai con số trong năm nay không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không thực hiện được, chúng ta sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải tiến hành một cuộc cách mạng thực sự về thể chế. Hiện nay, các kết luận về sắp xếp bộ máy đang được triển khai đồng bộ với việc giải quyết các quy định chồng chéo. Mỗi thủ tục hành chính cần được cắt giảm ít nhất 30%, thậm chí có thể nhiều hơn. Đây là vấn đề phải làm cho được, song song tổ chức lại bộ máy hành chính chính quyền địa phương 2 cấp phải phân cấp phân quyền cho địa phương mạnh hơn, địa phương tự quyết và tự chịu trách nhiệm. Có như vậy mới là cách mạng đúng nghĩa, tạo thể chế tinh gọn đúng nghĩa", TS Trần Du Lịch phát biểu.TS Trần Du Lịch:Nếu năm nay Việt Nam tăng trưởng 8%, GDP tuyệt đối sẽ tăng thêm khoảng 38 - 40 tỉ USD. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 400 tỉ USD nhưng chỉ khoảng 30-35% giá trị trong đó đóng góp trực tiếp vào GDP. Năm nay, giả định xuất khẩu tăng trưởng như kế hoạch thì phần đóng góp của xuất khẩu vào GDP chỉ khoảng 14 - 15 tỉ USD nhưng đây là một thách thức không nhỏ. Vì vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng, chúng ta cần dựa vào các động lực khác, đặc biệt là tổng đầu tư toàn xã hội từ những năm trước. Đầu tư công chỉ là một phần trong tổng đầu tư của toàn xã hội. Bên cạnh đó, nguồn vốn tín dụng cũng là một nguồn đầu tư lớn. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng 16%, tương đương khoảng 2,5 triệu tỉ đồng bơm vào nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu vốn không được đưa vào sản xuất, kinh doanh mà chảy vào chứng khoán hay bất động sản thì nguy cơ rơi vào tình trạng tăng trưởng ảo, bong bóng tài chính như năm 2016 là rất lớn.Tồn kho bất động sản tăng cao
Bộ Công thương cho biết, Algeria, quốc gia nằm ở khu vực Bắc Phi, vừa công bố luật Tài chính năm 2025 để góp phần giảm giá cà phê, hỗ trợ người tiêu dùng trong nước. Đây sẽ là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê vào thị trường này.Theo đó, Algeria đã quyết định miễn, giảm thuế nhập khẩu cà phê từ 30% xuống còn 5%, bỏ thuế giá trị gia tăng 19% và thuế tiêu thụ nội địa 10%. Theo đó, tổng thuế và phí nhập khẩu cà phê nhân xanh robusta vào Algeria chỉ còn 10% trong khi trước đó ở mức rất cao với 63%.Trước việc Chính phủ Algeria sẽ áp dụng biện pháp kích thích tiêu dùng này đến hết năm 2025, Thương vụ Việt Nam tại Algeria nhận định: Đây là cơ hội tốt để cà phê Việt Nam gia tăng xuất khẩu, hiện diện nhiều hơn ở thị trường Bắc Phi.Algeria là quốc gia không trồng cà phê và đang phải nhập khẩu 100% để phục vụ nhu cầu trong nước. Cà phê là đồ uống ưa chuộng nhất của người dân Algeria. Thị trường này có quy mô dân số hơn 46 triệu người, mỗi năm đang nhập khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê hạt các loại với trị giá khoảng 300 triệu USD; trong đó cà phê robusta chiếm phần lớn với trên 85% tổng kim ngạch nhập khẩu, còn lại là cà phê arabica. Việt Nam, Brazil, Colombia, Indonesia, Côte d'Ivoire, Ethiopia và Uganda đang là các quốc gia xuất khẩu cà phê vào Algeria.Theo số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), trong năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Algeria 34.158 tấn cà phê nhân xanh, kim ngạch đạt 127,4 triệu USD.Thương vụ Việt Nam tại Algeria khẳng định, cà phê Việt Nam được doanh nghiệp nhập khẩu, người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, hương vị nên vẫn còn dư địa rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.Thống kê sơ bộ của Bộ Công thương cho thấy, trong tháng 2.2025, xuất khẩu cà phê ước đạt 150.000 tấn, trị giá 854 triệu USD, tăng 11,9% về lượng và tăng 17,2% về trị giá so với tháng 1. Trong 2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 284.000 tấn cà phê, trị giá 1,58 tỉ USD, giảm 28,4% về lượng nhưng tăng 26,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024, do giá cà phê xuất khẩu tăng cao. Giá xuất khẩu cà phê trong 2 tháng đầu năm đạt bình quân 5.575 USD/tấn, tăng 76,3% so với cùng kỳ năm 2024.
Tài xế ô tô bật ‘nhầm’ đèn cảnh báo nguy hiểm, gây tai nạn cho xe máy
Tồn kho toàn cầu vẫn đang trong giai đoạn tăng và đã tăng tốc trong thời gian gần đây. Tuy vậy, yếu tố giảm đà giảm của giá dầu là thông tin chính phủ Mỹ vừa kêu gọi mua hơn 3 triệu thùng dầu bổ sung cho kho dự trữ dầu chiến lược.
Nhiều người thường nghĩ: "Ít nhất đàn ông đích thực thì không. Chỉ có những người đàn ông yếu đuối, yếu đuối mới thể hiện cảm xúc của mình".
Bí thư Trung ương Đoàn thăm đội tình nguyện làm việc có ích cho nông dân
Theo PhoneArena, Google vừa khiến nhiều người dùng bất ngờ khi âm thầm loại bỏ tính năng chia sẻ lân cận (Nearby Share) dành cho ứng dụng trên Play Store trong bản cập nhật mới nhất. Sau 3 năm ra mắt, tính năng này đã chính thức bị 'khai tử', gây tiếc nuối cho một bộ phận người dùng.Nearby Share được Google giới thiệu vào năm 2021, cho phép người dùng chia sẻ ứng dụng qua kết nối ngang hàng (P2P), không cần internet. Tuy nhiên, tính năng này dường như không được nhiều người biết đến và sử dụng thường xuyên.Theo ghi chú cập nhật Play Store tháng 12, Google đã quyết định loại bỏ tính năng này trong phiên bản 45.2.19-31. Biểu tượng Nearby Share trong menu 'Manage apps & devices' cũng đã biến mất.Lý do Google đưa ra quyết định này vẫn chưa được tiết lộ. Dù không phổ biến, việc loại bỏ tính năng này có thể gây ảnh hưởng đến người dùng ở những khu vực có kết nối internet yếu hoặc bị hạn chế dữ liệu.Tuy nhiên, ứng dụng Nearby Share độc lập của Google vẫn hoạt động bình thường, cho phép chia sẻ các tệp tin, ứng dụng, hình ảnh... giữa các thiết bị Android. Ngoài ra, người dùng có thể sử dụng ứng dụng 'Files by Google' hoặc các ứng dụng chia sẻ file của bên thứ ba như SHAREit, Xender, Send Anywhere, Zapya...Việc loại bỏ Nearby Share trên Play Store không phải là lần đầu tiên Google 'khai tử' một dịch vụ. Gần đây, 'gã khổng lồ' công nghệ này cũng đã ngừng hoạt động ứng dụng Google Podcasts, Google Domains và nền tảng Jamboard. Điều này cho thấy Google đang tập trung vào các dịch vụ cốt lõi và sẵn sàng loại bỏ những tính năng ít được sử dụng.